Việc huỷ bỏ visa 457 ảnh hưởng thế nào đến du học sinh tại Úc?

Vào hôm qua 18/4, Thủ tướng Úc đã tuyên bố chính thức huỷ bỏ visa 457, một loại visa làm việc tạm thời dành cho người ngoại quốc tại Úc, trong một động thái nhằm ưu tiên cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Trước đây, visa 457 là một con đường bắc cầu đến PR cho nhiều du học sinh tại Úc, vì không cần biết ngành học là gì, miễn họ tìm được một công ty chịu đứng ra bảo lãnh 4 năm thì sẽ có khả năng xin làm thường trú nhân tại Úc.

Visa 457 cũng phổ biến ở những ngành lao động tay chân như nhà hàng-khách sạn, làm nông hay làm nail, do đặc tính của người lao động ngoại quốc (chủ yếu là Hoa, Ấn, Việt, Thái...) vốn chăm chỉ, chịu thương chịu khó hơn người Úc.

Tuy nhiên, visa này cũng tạo điều kiện cho nhiều vụ bê bối, lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống di trú Úc, đơn cử như vụ chuỗi nhà hàng pizza Domino's "rao bán" visa 457 cho sinh viên - tức là các sinh viên này phải trả một số tiền vô cùng lớn để nhà hàng đứng ra nhận bảo lãnh để xin PR. Hay việc các chủ nông trại đứng ra bảo lãnh nhân công ngoại quốc, sau đó bóc lột với đồng lương rẻ mạt.

 

 
Chuỗi cửa hàng pizza Domino bị cáo buộc bán dịch vụ bảo lãnh visa
Phát ngôn nhân của Domino đã lên tiếng bảo vệ công ty sau khi có những cáo buộc nhiều người nhận nhượng quyền của thương hiệu pizza này đã bán dịch vụ bảo lãnh visa trong hồ sơ di trú của các công nhân ngoại quốc với giá cắt cổ, theo tiết lộ từ một cuộc điều tra đăng tải trên những tờ báo thuộc hệ thống Fairfax Media.

 

Bên cạnh đó, các nghiệp đoàn tại Úc cũng liên tục chống đối visa 457 vì cho rằng lực lượng lao động nước ngoài đang cướp mất công ăn việc làm của người Úc.

Điều này có đúng thì cũng có sai. Có những việc mà lao động ngoại quốc giỏi hơn người Úc, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngoài ra, có nhiều công việc tay chân mà người Úc trẻ không bao giờ chịu đụng tay vào, thì visa 457 đã giúp lắp đầy khoảng trống trong thị trường lao động. 

Thế nhưng giờ đây, visa 457 sẽ được thay thế bằng visa TSS (Temporary Skill Shortage), có thời hạn 2 hoặc 4 năm, và áp dụng chính thức từ tháng 3/2018. Theo đó, chỉ một số ngành nghề được phép xin PR sau khi làm việc vài năm, còn lại thì hết thời hạn visa là phải về nước. 

Như vậy, kể từ hôm nay, khi chọn ngành học tại Úc, du học sinh Việt sẽ phải khôn ngoan hơn nếu muốn tìm cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp, chứ không thể chỉ chọn theo sở thích hay đam mê như trước kia nữa.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Úc sẽ tỏ ra dè dặt khi tuyển du học sinh hơn, do chính phủ đề ra những chính sách khắt khe hơn cho cả chủ doanh nghiệp lẫn du học sinh, bao gồm kinh nghiệm làm việc, kỹ năng tiếng Anh và sự thiếu hụt nhân lực bản địa trên thị trường lao động.

Nói tóm lại, mặc dù mỗi năm Úc đều siết chặt quy định nhập cư hơn, nhưng dường như đây là đòn giáng mạnh nhất vào cộng đồng du học sinh, chỉ sau sự ra đời của visa du học 500 hồi năm ngoái.

Muốn xin PR Úc? Tasmania có thể là câu trả lời cho bạn!

Những người muốn di dân theo diện tay nghề đến Úc thường gặp nhiều trở ngại, khi ngành nghề của họ không nằm trong Skilled Occupations List (SOL) của chính phủ liên bang. Thế nhưng, tiểu bang Tasmania có thể là câu trả lời cho họ!

Hiện nay, chính phủ Tasmania không đưa ra bất kỳ giới hạn nào cho mỗi ngành nghề, vì thế nếu nghề nghiệp của bạn không thuộc SOL, bạn vẫn có thể có nhiều cơ hội khác tại đây.

 

Đặc biệt, tiểu bang Tasmania có chính sách bảo lãnh khá cởi mở, và chấp nhận đơn xin bảo lãnh từ các ứng cử viên có nghề nghiệp nằm trong State Migration Plan, hoặc Consolidated Sponsored Occupations List (CSOL).

Điều đó khiến cho nhiều di dân có tay nghề cao có thêm cơ hội được định cư lâu dài tại Úc.

 

 

Tasmania

Để di dân tới Tasmania, bạn có thể tham khảo một số loại visa sau:

  • Skilled Independent Subclass 189
  • Skilled Nominated Subclass 190
  • Skilled Regional (Provisional) Subclass 489

Các ứng cử viên cần có ít nhất 60 điểm để nộp đơn. Bên cạnh đó, bạn sẽ có thêm điểm cộng tuỳ theo tuổi tác (tối đa 30), trình độ Anh ngữ (20), chứng chỉ giáo dục tại Úc (5), thời gian học tại miền quê Úc (5), bằng cấp cao nhất (20), khoá học Professional Year (5), kinh nghiệm làm việc tại hải ngoại (15), kinh nghiệm làm việc tại Úc (20), chứng chỉ nghề của bạn đời (5), và ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh (5).

 

Hobart Dock

Hobart Dock

 

Bạn có thể ước tính số điểm của mình tại trang sau: https://www.migration.tas.gov.au/points_calculator

Bay từ Melbourne đến Tasmania mất khoảng 1 tiếng, và từ Sydney là 2 tiếng.

 

Print | Sitemap
© Creative Consulting Education and Investment 2024, 2B Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM Tel.: +84 28 39975859 - 0913427666